Hướng dẫn mẹo xử lý chống thấm trên sân thượng trồng nhiều cây xanh

Thứ ba - 24/04/2018 23:10
Việc trồng cây xanh trên sân thượng là một trong những sở thích của rất nhiều người. Nhưng để phòng và chống thấm hiệu quả mà không quá tốn kém thì bạn phải làm như thế nào?Chúng tôi giới thiệu cho bạn sản phẩm màng chống thấm Polymer cement Maxbond 1211 có nguồn gốc từ Singapore chống thấm hiệu quả mà giá thành lại vô cùng hợp lý, công tác thi công lại không quá phức tạp mà chỉ cần đúng kỹ thuật!
https://www.chongthamdangnguyen.com/MAXBOND/Maxbond-1211.html
Hướng dẫn mẹo xử lý chống thấm trên sân thượng trồng nhiều cây xanh

Một số nguyên nhân sân thượng thấm nước

Thông thường sân thượng, sàn mái là nơi phải chịu sự tác động trực tiếp của khí hậu, sự co ngót, giãn nở vì nhiệt. Chính sự co ngót và giãn nở không đồng đều giữa bê tông và cốt thếp, giữa lớp bê tông sàn mái với tường bao quanh v.v.v dẫn đến hiện tượng xuất hiện các vết nứt gãy, tách lớp tạo điều kiện cho nước thấm qua.
Khi bạn trồng cây trên sân thượng, bạn thường xuyên phải tưới nước và hiển nhiên sẽ có những vị trí bị đọng nước lâu ngày dẫn đến hiện tượng thấm ẩm, hoặc có thể là do mùa mưa liên tục kéo dài cộng với việc hệ thống thoát nước của sân thượng lại tắc nghẽn v.v. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân gây thấm sau:

+ Không thi công chống thấm, hoặc thi công chống thấm không đúng chủng loại vật tư phù hợp.
+ Chất chống thấm không có khả năng đàn hồi, co ngót theo sự thay đổi thời tiết.

+ Chất chống thấm không có khả năng kháng UV và bị lão hoá nhanh (trường hợp lộ thiên).

+ Tại những vị trí tiếp giáp, mối nối, thi công không đạt yêu cầu.

+ Không thử nước trước khi lát gạch (kiểm tra hiệu quả của lớp chống thấm).

+ Sàn sân thượng có hệ thống thoát nước kém.

+ Sàn sân thượng bị ứ đọng nước lâu ngày.

Hướng dẫn cách thi công chống thấm sân thượng, sàn mái bằng màng chống thấm Polymer cement: Maxbond 1211; Neomax C102 Flex..vv

Công đoạn 1: Chuẩn bị bề mặt thi công, vệ sinh bề mặt (rất quan trọng)

Đây là bước đầu tiên cần chuẩn bị bề mặt tốt là rất quan trọng để đạt được chất lượng tối ưu.

Ơ'Ư\

Tiếp đến, các bạn loại bỏ sạch bụi bẩn, vữa thừa, tạp chất trên bề mặt, băm chặt các vữa thừa bằng máy đục, búa rìu sắt. Dùng máy mài bê tông đánh sạch bề mặt.

Sử dụng máy thổi bụi, hút bụi, máy rửa sàn ..vvv vệ sinh sạch bụi và các tạp chất. Các hốc bọng, túi đá, lỗ rỗ… sẽ được đục bỏ các phần bám dính hờ, đục rộng và sâu cho đến phần bê tông đặc chắc.

Đối với các vết nứt lớn phải được trám lại bằng vữa sửa chữa có phụ gia.

Lưu ý: Cần phải kiểm tra độ ẩm bề mặt trước khi thi công tùy thuộc vào đặc tính của loại phụ gia chống thấm mà bạn sử dụng. Đoc kỹ hướng dẫn sử dụng trên cataloge sản phẩm.

Công đoạn 2: Cần có 7 bước chống thấm như sau:

Bước 1: Đầu tiên, bạn trát bo dốc chân tường bao và sàn bê tông hoặc trát phẳng bằng vữa xi măng + cát vàng + phụ gia kết nối latex như Maxcrete 201; Neomax latex eco; Sika latex TH; 

Lưu ý: Nếu sàn nào cần lấy cốt gạch thì không cần trát dốc quá mà chỉ cần hơi dốc để lưới gia cố chân không bị gập.

Bước 2: Sau đó, bạn tiến hành quét lót toàn bộ chân tường giữa sàn và tường gạch xây bằng vữa hồ dầu Latex + xi măng + nước. Đợi đến khi lớp lót chân tường đã khô bề mặt.

Bước 3: Trộn hỗn hợp vữa chống thấm gốc xi măng 2 thành phần Maxbond 1211; Neomax C102 Flex.... Tiến hành thi công lớp lót chân tường, đồng thời dán lưới Polyester, Fiber Glass gia cố chân tường, góc cạnh. Đợi cho lớp lưới gia cố đã được cố định (khoảng 1giờ),

Bước 4: Tiến hành thi công 02 lớp vữa chống thấm hai thành phần Maxbond 1211, Neomax C102 Flex... bằng máy phun, chổi, cọ, rulo trên toàn bộ bề mặt sàn bê tông, chân tường, hộp kỹ thuật đã được gia cố lưới.

Lưu ý: Bạn quét sao cho lớp sau vuông góc với lớp trước để tránh lỗ mọt bọt khí, thời gian quét lớp thứ 2 cách lớp thứ nhất từ 2-3 giờ đồng hồ. Thi công với định mức 2 Kg/m2/2 lớp cho độ dày màng trung bình >1mm.

Bước 5: Sự khô chậm của vữa chống thấm đảm bảo sự bảo dưỡng đồng nhất và tính năng chống thấm cao. Sau khi thi công lớp thứ 2 xong, ta lấy bạt che chắn để lớp chống thấm thoát hơi nước chậm, nếu trời râm mát thì không cần thiết. Chỉ cần 2-3 tiếng sau khi thi công lớp thứ 2 ta tiến hành phun sương nước bảo dưỡng bằng bình phun.

Bước 6: Sau tối thiểu 24 giờ thi công lớp chống thấm cuối cùng hòan thành, các lớp chống thấm khô ta tiến hành ngâm thử nước trong vòng 24h hoặc có thể lâu hơn tùy điều kiện tiến độ thi công.

Bước 7: Sau khi kiểm tra đạt yêu cầu bạn tháo nước rồi tiến hành nghiệm thu bàn giao. Triển khai ngay công tác láng vữa xi măng bảo vệ đảm bảo không làm lủng, rách màng chống thấm. Sau đó thi công lát gạch hoặc các công tác khác.

Ngoài ra còn có các biện pháp khác sử dụng vật liệu Polyureathan với chất lượng vượt trội, có thể để lộ thiên chịu được UV, kháng ăn mòn hóa chất...vvv. tham khảo thêm tại các link sau:
https://www.chongthamdangnguyen.com/MAXBOND/maxbond-323c.html
https://www.chongthamdangnguyen.com/MAXBOND/MAXBOND-328E.html
https://www.chongthamdangnguyen.com/neomax/neomax-201.html
 

Tác giả bài viết: Theo Khoe&dep

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây